I. Thiết kế sản xuất cầu trục.
– Để lên được bản vẽ chế tạo, các kĩ sư cần tìm hiểu mặt bằng, yêu cầu sử dụng và phân tích đánh giá cho Chủ đầu tư phương án tốt nhất.
– Sau khi Chủ đầu tư quyết định lựa chọn sản phẩm, kĩ sư của HTP sẽ đi khảo sát thực tế mặt bằng nhà xưởng, đo chính xác và đầy đủ các kích thước để lên được bản vẽ chi tiết.
– Tất cả các bản vẽ kết cấu sản xuất cầu trục đều phải được thẩm định, đảm bảo chất lượng an toàn,cùng với đó là khả năng chịu tải tĩnh và động theo yêu cầu sử dụng.
II. Chế tạo sản xuất cầu trục:
1.1. Chọn loại vật tư:
– Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để chọn loại mác thép, vật liệu hàn.
1.2. Kiểm tra:
– Kiểm tra mác thép phù hợp với thiết kế.
– Kiểm tra độ thẳng, độ phẳng, kích thước của thép.
2. Pha phôi:
2.1. Pha phôi:
– Pha phôi tấm thành, tấm trên, tấm dưới, các tấm gân thực hiện trên máy cắt thủy lực hoặc máy cắt hơi.
Cắt thép tấm bằng máy thủy lực
– Thép hình pha phôi sử dụng bằng máy cắt đá.
– Tất cả các tấm sau khi cắt phải được làm cùn cạnh sắc bằng máy mài cầm tay.
2.2. Kiểm tra:
– Đặt phôi lên đồ gá phẳng,dùng dây căng hai điểm đầu và cuối của cạnh cần kiểm tra, do độ không song song bằng thước m.
– Kiểm tra độ không vuông góc của các cạnh cắt sử dụng thước vuông góc.
– Sau khi làm sạch và kiểm tra xong thì sẽ tổ hợp chúng với nhau theo bản vẽ.
3. Tổ hợp dầm chính và dầm biên.
3.1. Cầu trục:
a. Gá dầm chính:
– Tổ hợp dầm chính được thực hiện trên sàn gá phẳng.
– Tổ hợp khung gân đứng theo kích thước bản vẽ, lấy dấu và định vị các tấm gân dọc lên tấp đáy.
Tổ hợp dầm chính
– Gá xong gân thì ta gá hai tấm thành cố định và hàn chi tiết bên trong bụng dầm chính.
– Tiếp theo, gá tấm nóc với hai tấm thành, hàn điểm để giữ cố định dầm chính.
– Đặt hộp dầm đã được gá hoàn chỉnh lên sàn gá.
– Sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag để hàn tấm nóc và tấm đáy với tấm thành.
– Tạo độ vồng ban đầu cho dầm.
– Cắt lượng dư và cắt vát hai đầu.
b. Kiểm tra hộp dầm chính:
– Kiểm tra kích thước hình học theo bản vẽ.
– Siêu âm kiểm tra mối hàn bên ngoài và bên trong phải được hàn đều, không rỗ khí.
– Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.
c. Gá dầm biên:
– Lấy dấu, định vị các tấm gân lên tấm đáy.
– Đặt hai tấm thành gá, hàn với tấm gân và tấm đáy.
– Đặt tấm nóc lên và gá hàn cố định.
– Đặt hộp dầm đầu gá hoàn chỉnh lên sàn gá phẳng, sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag để hàn tấm nóc và tấm đấy với tấm thành.
d. Kiểm tra hộp dầm biên:
– Kiểm tra kích thước hình học theo bản vẽ.
– Siêu âm kiểm tra mối hàn bên ngoài và bên trong phải được hàn đều, không rỗ khí.
– Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.
3.2. Cổng trục:
Mọi công việc chế tạo dầm chính và dầm biên của cổng trục đều được thực hiện theo đúng quy trình sản xuất của cầu trục. Cổng trục phải thêm phần chế tạo chân chữ A.
a. Gá chân cổng trục:
– Tổ hợp chân cổng được thực hiện trên sàn gá phẳng.
– Lấy dấu và định vị các tấm gân lên tấm đáy theo bản vẽ.
– Gá hai tấm thành và hàn với tấm gân và tấm đáy.
– Đặt tấm nóc lên gá và hàn cố định.
– Đặt chân cổng đã gá hoàn chỉnh lên sàn gá phẳng, sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag để hàn tấm nóc và tấm đấy với tấm thành.
– Tổ hợp hai chân chữ A của cổng trục để làm giằng chân theo bản vẽ.
b. Hàn gá ray với dầm chính:
– Lấy dấu theo kích thước của xe con đặt dầm chính lên sàn gá phẳng và cố định.
– Lấy dấu tâm ray bằng dây căng vạch dấu.
– Trên cơ sở tâm ray lấy dấu một cạnh của ray để làm cơ sở gá ray.
– Gá ray ngang theo vạch dấu có sẵn.
c. Kiểm tra:
– Kiểm tra kích thước hình học theo bản vẽ.
– Siêu âm kiểm tra mối hàn bên ngoài và bên trong phải được hàn đều, không rỗ khí.
– Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.
4. Vệ sinh làm sạch bề mặt kết cấu:
4.1. Làm sạch:
– Gõ sạch sỉ hàn bám trên bề mặt.
– Làm sạch bề mặt bằng máy đánh rỉ bàn chải sắt.
– Với hộp dầm lớn sẽ làm sạch bằng hệ thống phun bi hoặc phun cát.
4.2. Kiểm tra:
Kiểm tra bề mặt kết cấu phải sạch và mịn, không còn vết rỉ
5. Doa dầm biên vào trục bánh xe và động cơ:
– Đặt nằm mặt thành lên máy doa và doa lỗ theo bản vẽ chi tết.
– Vào trục và căn chỉnh bánh xe.
– Lắp mặt bích gắn động cơ.
D = R + r –2M
M: Modul bánh xe chủ động.
R: Bán kính bánh xe chủ động.
r: Bán kính bánh răng moter.
– Kiểm tra:
+ Kiểm tra độ song song của bánh xe.
+ Bánh xe không bị kẹt kêu khi quay.
6. Tổ hợp dầm biên với dầm chính:
6.1 Cầu trục:
– Bước này rất quan trọng, cầu trục có chạy êm ái hay không, có bị phát sinh chi phí hay không cũng chính là ở bước này.
– Lấy dấu xác định vị trí đặt dầm chính, đặt dầm theo phương thẳng đứng, tấm đỉnh phía dưới và tấm đáy phía trên.
– Gá dầm biên với dầm chính:
+ Dầm biên thứ nhất lấy mặt bích nối làm chuẩn để gá dầm đầu với dầm chính.
+ Dầm biên thứ hai: lấy mặt bích nối làm chuẩn để gá dầm đầu với dầm chính.
+ Căn chỉnh dầm biên theo khẩu độ LK
– Hàn cố định mặt bích nối dầm
– Kiểm tra:
+ Kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bích nối dầm.
+ Kiểm tra độ không vuông góc của dầm biên với dầm chính theo phương dọc dầm chính.
+ Kiểm tra độ không vuông góc của dầm biên với dầm chính theo phương vuông góc với dầm chính.
6.2. Cổng trục:
– Lấy dấu khẩu độ LK theo bản vẽ, đặt dầm biên vào vị trí và cố định.
– Dùng cẩu dựng chân chữ A đặt lên dầm biên gá và hàn cố định mặt bích liên kết theo thiết kế.
– Sau đó dùng thép hình hoặc dây cáp thép để giằng giữ cố định hai chân cổng trục.
– Cuối cùng đặt dầm chính lên trên chân cổng gá và hàn mặt bích liên kết, sau đó tháo bulong liên kết để hạ từng phần xuống để hàn chi tiết.
* Kiểm tra:
– Kiểm tra kích thước hình học theo bản vẽ.
– Siêu âm kiểm tra mối hàn bên ngoài và bên trong phải được hàn đều, không rỗ khí.
– Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.
7. Gá sàn lan can:
– Gá sàn lan can được tiến hành theo bản vẽ thiết kế.
8. Sơn cầu trục:
8.1. Sơn chống rỉ:
– Loại sơn ghi hoặc sơn đỏ.
– Chiều dày lớp sơn là 20-40 micromet.
8.2. Sơn trang trí:
– Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư về màu sơn sau khi hoàn thành
– Dùng máy phun sơn, phun thành nhiều lớp tạo độ bóng và mịn cho cầu trục.
– Chiều dày lớp sơn từ 40-50 micromet.
8.3. Kiểm tra nước sơn:
– Bề mặt sơn không bị chảy giọt, nếu chảy giọt phải mài sạch sơn lại.
– Bề mặt sơn bóng và mịn.
– Sơn phải đủ độ dày theo yêu cầu.
III. Đóng gói sản phẩm và đưa đi lắp đặt:
– Sau khi sơn khô phải bọc giấy bóng
– Xếp hàng phải kê trách xước xát.
Cầu trục HTP cảm ơn quý khách đã ghé thăm website của chúng tôi. Hy vọng quý khách có được thông tin hữu ích và hy vọng được sự hợp tác.
Quý khách có nhu cầu xin hãy liên hệ với chúng tôi:
>Mr. Quang | 0966 51 8682 Email vinhquang9xnd@gmail.com<