1. Các nội dung kiểm tra định kỳ cầu trục, pa lăng
– Kiểm tra, vệ sinh bề mặt hoạt động của thanh ray cố định.
– Kiểm tra, vệ sinh mặt tiếp xúc của các bánh xe.
– Kiểm tra, xiết chặt bulong, đai ốc các điểm nối.
– Kiểm tra các đầu nối cáp, dây cáp có rạn, đứt không.
– Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị cấp điện: tủ điện, hệ ray, tay lấy điện …
– Kiểm tra hệ thống tiếp địa, các thiết bị bảo vệ.
2. Xử lý cầu trục, palăng vận hành không bình thường và sự cố:
Trong khi vận hành, cầu trục, palăng có những hiện tượng khác thường như:
Động cơ bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, cáp tời nâng bị rạn, đứt … phải tìm mọi biện pháp giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp trên và ghi những hiện tượng, nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành.
Cầu trục, palăng phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau dây:
– Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.
– Sự phát nóng của động cơ tăng lên bất thường trong điều kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức.
Khi cầu trục, palăng tự động cắt ra khỏi lưới:
Trước hết phải xóa sự cố âm thanh và dựa vào các Rơle tín hiệu để biết thiết bị bảo vệ nào hoạt động. Nếu cầu trục, palăng cắt do quá tải, hoặc bảo vệ làm việc sai thì có thể cho MBA làm việc trở lại sau khi đã xem xét.
Các sự cố cần khắc phục:
– Khi cầu trục, Palăng báo quá tải cao hơn định mức quy định, nhân viên trực ca phải tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt tải trọng.
– Khi các động cơ phát nóng tăng lên bất thường, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ và báo cáo ngay cho các cấp lãnh đạo.
3. Bảo dưỡng định kỳ cầu trục, pa lăng:
Tiểu tu định kỳ cầu trục, palăng
Là bảo dưỡng, sửa chữa cầu trục, palăng có cắt điện nhưng không mở ruột máy.
• Thời hạn tiểu tu:
Thời hạn tiểu tu đối với cầu trục, palăng: 3 tháng /1 lần
• Tiểu tu MBA bao gồm các hạng mục sau đây:
– Xem xét bên ngoài và sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể khắc phục được ngay.
– Vệ sinh bề mặt hoạt động của thanh ray cố định.
– Vệ sinh mặt tiếp xúc của các bánh xe.
– Kiểm tra và vệ sinh toàn bộ các bulong liên kết, xiết chặt lại các đai ốc.
– Kiểm tra, vệ sinh các đầu nối cáp, dây cáp có rạn, đứt không.
– Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị cấp điện: tủ điện, hệ ray, tay lấy điện … kiểm tra động cơ, phanh
– Kiểm tra, vệ sinh các hệ thống làm mát động cơ. Kiểm tra, thay thế mỡ các vòng bi động cơ.
– Kiểm tra các đầu dây tiếp địa, các bảo vệ và chống sét, đảm bảo các liên kết phải chắc chắn không bị lỏng trong quá trình vận hành.
– Thử nghiệm cầu trục, palăng
Đại tu định kỳ cầu trục, pa lăng:
Rút vỏ máy (toàn bộ phần các động cơ, tời nâng, hộp điều khiển treo) hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ, kiểm tra sửa chữa toàn diện máy, có thể bao gồm cả sấy máy.
• Thời hạn đại tu:
Đối với tất cả các cầu trục, palăng tùy thuộc vào kết quả thử nghiệm và tình trạng máy.
• Đại tu cầu trục, palăng bao gồm các hạng mục sau đây:
– Rút vỏ máy hoặc ruột máy ra khỏi vỏ.
– Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng vỏ máy và ruột máy.
– Sửa chữa các thiết bị làm mát động cơ
– Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần).
– Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu, Rơle bảo vệ các mạch nhị thứ.
– Sửa chữa các thiết bị nối với cầu trục, pa lăng.
– Sấy lại ruột máy (nếu cần).
– Lắp lại cầu trục, palăng.
Khi cần tư vấn, hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ: 0966 51 8682